version="1.0"?>
- I đg. 1 Di chuyển đến một vị trí ở phía trong, ở nơi hẹp hơn, hoặc ở phía nam trong phạm vi nước Việt Nam. Vào nhà. Rời đảo vào đất liền. Xe đi vào trung tâm thành phố. Từ Hà Nội vào Huế. 2 Bắt đầu trở thành người ở trong một tổ chức nào đó. Vào hội. Vào biên chế nhà nước. Vào tù. 3 Bắt đầu tiến hành, tham gia một loại hoạt động nào đó, hoặc (kết hợp hạn chế) bước sang một đơn vị thời gian mới. Vào tiệc. Vào đám. Vào việc mới thấy lúng túng. Vào năm học mới. Vào hè. 4 Tỏ ra đã theo đúng, không ra ngoài các quy định. Vào quy củ. Vào khuôn phép. Công việc đã vào nền nếp. 5 (dùng trước d., trong một vài tổ hợp làm phần phụ của câu). Ở trong khoảng thời gian xác định đại khái nào đó. Vào dịp Tết. Vào lúc đang gặp khó khăn. 6 Thuộc một loại nào đó trong một hệ thống phân loại, đánh giá đại khái. Một người thợ vào loại giỏi. Học vào loại trung bình. Vào loại biết điều. 7 (kng.; dùng sau đg.). (Học tập) thu nhận được, tiếp thu được. Có tập trung tư tưởng thì học mới vào. Đầu óc rối bời, đọc mãi mà không vào.
- II k. Từ biểu thị sự vật hoặc điều sắp nêu ra là cái hướng tới, cái làm căn cứ cho hoạt động, cho điều vừa nói đến. Nhìn trong nhà. Quay mặt vào tường. Trông vào sự giúp đỡ của bạn. Nô lệ vào sách vở. Dựa vào. Hướng vào.
- III tr. 1 (kng.; dùng ở cuối câu hoặc cuối phân câu). Từ biểu thị ý yêu cầu người đối thoại hãy làm việc gì đó với mức độ cao hơn, nhiều hơn. Làm nhanh ! Mặc thật ấm vào kẻo lạnh. 2 (kng.; thường dùng sau lắm hay nhiều, ở cuối câu hoặc cuối phân câu). Từ biểu thị ý phê phán, chê trách về một việc làm thái quá, với hàm ý dẫn đến hậu quả không hay là dĩ nhiên. Chơi lắm vào, bây giờ thi trượt. Ăn kẹo cho lắm vào để bị đau bụng.