Vietnamese - Vietnamese dictionary
Jump to user comments
version="1.0"?>
- (ất Mão 1675 - ất Tị 1725)
- Chúa thứ 6 thời các chúa Nguyễn, con cả của Anh tông Nguyễn Phúc Trăn, mẹ là Tống Thị. Thuở nhỏ ở trong cung, ông chăm học, chữ tốt, tài kiêm văn võ được phong là Tả bính dinh Phó tướng, Tộ Trường Hầu
- Năm Tân Mùi 1691, chúa Anh tông mất, ông lên kế vị, triều thần tôn là Bình Chương quân quốc trọng sự Thái bảo Tộ quốc Công, hiệu là Thiên túng đạo nhân, đường thời gọi là Minh vương. Sau khi hết tang cha, được tôn làm Thái phó, Quốc Công, tôn hiệu là Quốc chúa. Từ đấy trong các sắc dụ về nội trị, ngoại giao đều xưng là Quốc chúa
- Thời ông cầm quyền, phía Bắc vẫn giữ biên thùy với chúa Trịnh, phía Nam ông đưa nhân dân đến các vùng đất mới phương Nam khai khẩn đất hoang sát biên giới Chân Lạp. Trong nước việc nội trị, võ bị, giáo dục được phát triển có qui mô. Các năm Nhâm Ngọ, Quý Mùi (1702-1703) tàu biển nước ngoài đến cướp phá các hải đảo và các cửa khẩu đều bị dẹp tan
- Năm Vĩnh Thịnh thứ tư, 1708, Mạc Cửu, người Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, trước đó đến khai thác vùng đất Hà Tiên dâng thư lên triều đình xin đem đất này qui thuộc chúa Nguyễn. Ông nhận lời và trao cho Mạc Cửu chức Tổng binh trấn giữ đất Hà Tiên
- Ông là người sùng đạo Nho, mộ đạo Phật, học rộng, hiểu nhiều và cũng là tác giả nhiều thơ văn có giá trị Chính ông đã đề tựa "Bản sư" sách Hải ngoại kí sự của Hòa thượng Thích Đại Sán (1633-1704). Đời ông cầm quyền, Nam Bắc hòa bình được nhiều năm, nhân dân trong nước sống yên ổn hạnh phúc
- Năm Bảo Thái thứ 6 (ất Tị 1725) ông mất, ở ngôi 34 năm, thọ 51 tuổi, con trai con gái tất cả 146 người. Sau khi mất được triều đình dâng thụy hiệu là Đô nguyên súy Tổng quốc chính Tô Minh Vương, truy tôn là Hiến tông Hiếu minh Hoàng đế, đường thời gọi là Quốc Chúa. Thi hài an táng ở núi Kim Ngọc, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, phi (vợ chính) được truy tôn là Từ Huệ cung Thục kinh phi